Kinh tế hàng hải

KINH TẾ VẬN TẢI

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ HÀNG HẢI

Mã chuyên ngành: A408

Tổ hợp môn XT : A01 - Toán, Lý, Anh    D01 - Toán, Văn, Anh  D07 - Toán, Hóa, Anh     D15 - Văn, Địa, Anh

Các phương thức tuyển sinh áp dụng:

PT1 - Xét tuyển kết quả thi THPT; PT2 - Xét tuyển kết hợp; PT4 - Xét tuyển theo điểm thi ĐGNL hoặc ĐGTD; PT5 - Xét tuyển kết hợp chứng chỉ IELTS và học bạ; PT6 - Xét tuyển thẳng theo quy định Bộ GDĐT 

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình tiên tiến là dự án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng, giúp đổi mới cơ bản và toàn diện trong giáo dục đại học để đưa Trường Đại học Hàng hải Việt Nam là trường đại học trọng điểm quốc gia, mang đẳng cấp quốc tế.

Mục tiêu đào tạo: sinh viên được trang bị các kiến thức sau:

- Những kiến thức nền tảng vững chắc về các lý thuyết kinh tế và chính trị toàn cầu; về quá trình đưa ra chính sách; các hiểu biết về lịch sử hàng hải toàn cầu và tầm quan trọng của năng lực ngành hàng hải tới sức mạnh của một quốc gia; nhận thức được những vấn đề hàng hải toàn cầu hiện tại như an ninh, thương mại và môi trường.

- Những kiến thức lý thuyết cần thiết để có thể hiểu được các vấn đề về chính sách hàng hải trong thế giới toàn cầu hóa ngày càng cao; hiểu biết về các chính sách kinh doanh thương mại hàng hải, đặc biệt có khả năng phê bình, khả năng nghiên cứu về lượng hoặc phi lượng hóa, các kỹ năng lãnh đạo và những nhận thức về văn hóa.

2. Chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất

Chương trình đào tạo được xây từ chương trình chuẩn quốc tế của trường đối tác - Học viện Hàng hải California, Hoa Kỳ. Trường là một trong số bẩy học viện hàng hải được công nhận trên toàn nước Mỹ. Giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Đội ngũ Giảng viên giảng dạy chương trình là các giáo sư, giảng viên Học viện Hàng hải California, Hoa Kỳ và một số trường đại học lớn tại nước ngoài; giảng viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đạt tiêu chuẩn yêu cầu của chương trình tiên tiến cùng một số chuyên gia, giảng viên thỉnh giảng.

Cơ sở vật chất hiện tại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

3. Cơ hội việc làm, khả năng thăng tiến trong công việc

Sinh viên khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực sau đây: Bộ Giao thông vận tải, Cục hàng hải, Bộ Công thương, các Vụ kế hoạch, Vụ nghiên cứu chiến lược, Vụ chính sách pháp luật tại các Bộ có liên quan, các tổ chức hoạch định chính sách; Các tổ chức liên quan đến an ninh hàng hải, chính sách biên giới biển và hải đảo như Hải quân, Biên phòng; Các cơ quan bảo đảm an toàn hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, an ninh hàng hải, cảng vụ; Các tổ chức nghiên cứu luật hàng hải quốc tế và các công ty Luật hàng hải; Các doanh nghiệp vận tải, bảo hiểm hàng hải.

Danh sách các doanh nghiệp tiêu biểu mà sinh viên đã thực tập hoặc đi làm: CT TNHH Tiếp vận SITC - Đình Vũ; Văn phòng ĐD Maritime Shipbrokers Co., Ltd HP; Chi cục Biển và Hải đảo - Sở Tài nguyên Môi trường; Công ty TNHH Thương mại - Vận tải HP (TRACO); Công ty Cổ phần Đầu tư và Quản lý Tài sản Á Châu (ASHICO); Công ty TNHH Mascot Việt Nam.

4. Bằng cấp

Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo, đảm bảo các chuẩn đầu ra và các điều kiện cấp bằng đại học khác theo quy định được cấp bằng Cử nhân ngành Kinh tế vận tải, chuyên ngành Kinh tế hàng hải (thuộc hệ thống văn bằng quốc gia).

5. Mô tả Chương trình đào tạo và website liên quan

- Chi tiết mô tả chương trình đào tạo xem trong file đính kèm

- Thí sinh có thể tham khảo thông tin trên Website: http://vimaru.edu.vn

trang tuyển sinh http://tuyensinh.vimaru.edu.vn hoặc về Viện Đào tạo quốc tế qua website:https://ise-vmu.edu.vn/ hoặc Fanpage: ISE- Viện Đào tạo quốc tế

Tin liên quan