Xây dựng công trình thủy

NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN 

CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY

MÃ CHUYÊN NGÀNH: D110

Tổ hợp xét tuyển:

A00 - Toán, Lý, Hóa    A01 - Toán, Lý, Anh    D01 - Toán, Văn, Anh    C01 - Toán, Văn, Lý

Các phương thức xét tuyển:

PT1 - Xét tuyển kết quả thi THPT; PT2 - Xét tuyển kết hợp; PT3 - Xét tuyển học bạ;

PT4 - Xét tuyển theo điểm thi ĐGNL hoặc ĐGTD; PT6 - Xét tuyển thẳng theo quy định Bộ GDĐT

 

1. Mục tiêu đào tạo

Việt Nam là một trong những nước có nhiều lợi thế về biển, có vị trí địa lý thuận lợi nằm trên đường hàng hải quốc tế, có nhiều cảng nước sâu, có điều kiện để phát triển Ngành Hàng hải. Do đó, chuyên ngành Xây dựng Công trình thủy được đặt vào vị thế trung tâm với nhiệm vụ xây dựng các công trình bến cảng, công trình biển, công trình thủy công, công trình bảo vệ bờ biển, hải đảo, công trình ven thềm lục địa, khu vực cửa sông ven biển ...

Mục tiêu đào tạo: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về lí thuyết và kĩ năng thực hành cả về lĩnh vực xây dựng công trình thủy và thềm lục địa.

Sinh viên có khả năng tự nghiên cứu phát triển cơ sở lý thuyết, các vấn đề mới, vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán thiết kế và thi công  các công trình đường thủy, công trình bến cảng, công trình thủy công trong nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy.

2. Chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất

Chương trình đào tạo được xây dựng từ tham khảo các chương trình đào tạo của các quốc gia tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, nội dung được chỉnh sửa, cập nhật thường xuyên theo hướng  tinh giản, cốt lõi.

Đội ngũ giảng viên cơ hữu tốt nghiệp từ các trường có uy tín trong nước và quốc tế; có kinh nghiệm giảng dạy và kiến thức thực tế phong phú, có bề dày thành tích trong lĩnh vực thiết kế, thi công, nhiều đề tài NCKH các cấp, nhiều giải pháp sáng kiến có giá trị.

Hệ thống phòng học chuyên ngành, phòng máy tính, các phòng thực nghiệm hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo và đảm bảo tốt chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học.

3. Cơ hội việc làm, khả năng thăng tiến trong công việc

Các công ty thường tuyển dụng các cử nhân chuyên ngành Xây dựng Công trình thủy:

Các cơ quan quản lý, nghiên cứu về lĩnh vực hàng hải, đường thủy nội địa, viện nghiên cứu, quản lý… như: Cục Hàng hải Việt Nam, Cục đường thủy nội địa Việt Nam, Viện khoa học thủy lợi, Viện nghiên cứu các công trình đặc biệt, Viện Quy hoạch cấp tỉnh, Thành phố…

Các công ty tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn khảo sát các công trình thủy như: Portcoast, Tedi port, CMB, iCMB…

Các công ty tổ chức thi công các công trình giao thông, công trình thủy như: CIENCO, VINAWACO…

Các cơ quan quản lý nhà nước như Sở NN và PTNN, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Khoa học công nghệ môi trường. Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp.

Ngoài ra sinh viên còn có cơ hội học tập sau đại học, nghiên cứu sinh tại các cơ sở trong và ngoài nước, giảng dạy và nghiên cứu tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu về công trình biển, công trình bến cảng.

4. Bằng cấp

Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo, đảm bảo các chuẩn đầu ra và các điều kiện cấp bằng đại học khác theo quy định được cấp bằng Cử nhân ngành Kỹ thuật xây dựng công trình biển, chuyên ngành Xây dựng công trình thủy (thuộc hệ thống văn bằng quốc gia).

5. Mô tả Chương trình đào tạo và website liên quan

- Chi tiết mô tả chương trình đào tạo xem trong file đính kèm

- Thí sinh có thể tham khảo thông tin trên Website: http://vimaru.edu.vn

trang tuyển sinh http://tuyensinh.vimaru.edu.vn hoặc về Khoa Công trình qua Website: http://ctt.vimaru.edu.vn.

6. Một số hình ảnh hoạt động

   

 

 

 

 

 

 

 

Tin liên quan