Tự động hóa hệ thống điện

NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ

CHUYÊN NGÀNH TỰ ĐỘNG HÓA HỆ THỐNG ĐIỆN

MÃ CHUYÊN NGÀNH: D121

Tổ hợp xét tuyển:

A00 - Toán, Lý, Hóa    A01 - Toán, Lý, Anh    D01 - Toán, Văn, Anh    C01 - Toán, Văn, Lý

Các phương thức xét tuyển:

PT1 - Xét tuyển kết quả thi THPT; PT2 - Xét tuyển kết hợp; PT3 - Xét tuyển học bạ;

PT4 - Xét tuyển theo điểm thi ĐGNL hoặc ĐGTD; PT6 - Xét tuyển thẳng theo quy định Bộ GDĐT

 

1. Mục tiêu đào tạo

Chuyên ngành Tự động hóa hệ thống điện là sự giao thoa của hai chương trình đào tạo Kỹ thuật điều khiển, tự động hóa và Hệ thống điện. Do đó, chuyên ngành sẽ mang trên mình những đặc điểm ưu việt nhất của hai lĩnh vực trên nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển nguồn năng lượng điện cũng như hiện đại hóa các ngành công nghiệp rộng lớn trên cả nước. Cấu trúc logic và khoa học của chương trình đào tạo sẽ trang bị cho sinh viên, người học những nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc cùng với kỹ năng thực hành thành thạo. Tính năng mở và việc tạo ra môi trường tương tác phong phú với thực tế cuộc sống trong chương trình sẽ kích thích tối đa tiềm năng sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo của người học. Tất cả các yếu tố trên làm cơ sở cho tư duy làm việc, nghiên cứu độc lập của người học và hướng đến một nhà khoa học thực thụ trong tương lai.

2. Chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất

Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở tiếp cận CDIO và được cập nhật hàng năm theo tiến trình phát triển chung trong lĩnh vực Tự động hóa hệ thống điện.

Đội ngũ giảng viên cơ hữu tốt nghiệp từ các trường có uy tín trong nước và quốc tế; có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đội ngũ thí nghiệm viên có tay nghề thực tế và khả năng cập nhật công nghệ tiên tiến nhanh chóng.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho học tập, thực hành và nghiên cứu được tăng cường theo hướng toàn diện và hiện đại, gắn liền với thực tiễn nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên, giúp sinh viên tự tin khi làm việc thực tế.

3. Cơ hội việc làm, khả năng thăng tiến trong công việc

Sau khi tốt nghiệp, người học được cấp bằng đại học ngành Tự động hóa Hệ thống điện. Kỹ sư Tự động hóa hệ thống điện có đủ năng lực chuyên môn, có khả năng đảm nhận được nhiệm vụ trong các công ty, xí nghiệp công nghiệp, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, năng lượng mới và tái tạo…; các công ty tư vấn, thiết kế và xây lắp điện, hệ thống tự động hóa; các công ty điện lực, các công ty truyền tải điện năng, chi nhánh điện, điện lực các tỉnh/thành phố, các xí nghiệp, cơ quan, khách sạn, công ty, những nơi sử dụng điện và phát triển nguồn điện với vai trò người vận hành, sửa chữa/bảo dưỡng, phân tích, giám sát, thiết kế, thi công, hoặc quản lý, điều phối kỹ thuật; các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực phát dẫn, truyền tải và phân phối điện năng, tự động hóa.

Người học có tiềm năng phát triển và khả năng thích ứng với sự phát triển của các hệ thống tự động hóa với SCADA/HMI, IPC/PLC, Inverter/Servo và hệ thống điện lên tới 220KV.

Người học có khả năng và cơ hội tiếp tục học tập lên các trình độ cao hơn.

4. Bằng cấp

Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo, đảm bảo các chuẩn đầu ra và các điều kiện cấp bằng đại học khác theo quy định được cấp bằng Cử nhân ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, chuyên ngành Tự động hóa hệ thống điện (thuộc hệ thống văn bằng quốc gia).

5. Mô tả Chương trình đào tạo và website liên quan

- Chi tiết mô tả chương trình đào tạo xem trong file đính kèm

- Thí sinh có thể tham khảo thông tin trên Website: http://vimaru.edu.vn

trang tuyển sinh http://tuyensinh.vimaru.edu.vn

hoặc Khoa Điện - Điện tử tại website: http://www.ee.vimaru.edu.vn/

Tin liên quan