Máy và tự động công nghiệp

NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ 

CHUYÊN NGÀNH MÁY VÀ TỰ ĐỘNG CÔNG NGHIỆP

MÃ CHUYÊN NGÀNH: D128

Tổ hợp xét tuyển:

A00 - Toán, Lý, Hóa    A01 - Toán, Lý, Anh    D01 - Toán, Văn, Anh    C01 - Toán, Văn, Lý

Các phương thức xét tuyển:

PT1 - Xét tuyển kết quả thi THPT; PT2 - Xét tuyển kết hợp; PT3 - Xét tuyển học bạ;

PT4 - Xét tuyển theo điểm thi ĐGNL hoặc ĐGTD; PT6 - Xét tuyển thẳng theo quy định Bộ GDĐT

 

1. Mục tiêu đào tạo

Chuyên ngành Máy và Tự động công nghiệp được thành lập vào năm 2014, đây là một chuyên ngành mới của khoa Máy tàu biển. Chuyên ngành đào tạo kỹ sư Máy và Tự động công nghiệp những kiến thức nền tảng, chuyên sâu về thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các máy móc, thiết bị, các hệ thống điều khiển và tự động hóa trong các nhà máy công nghiệp; các hệ thống truyền động điện - thủy lực - khí nén; hệ thống đo lường thông minh. Lắp ráp, lập trình, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị tự động và các hệ thống điều khiển, sản xuất tự động tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ, kinh doanh và đào tạo. Xử lý các sự cố trong các quá trình sản xuất tự động; cải tiến, cập nhật công nghệ tự động. Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện phương pháp làm việc chuyên nghiệp, tư duy khoa học, tác nghiệp độc lập và sáng tạo, khả năng tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới và sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Có trình độ Tin học MOS và tiếng Anh đánh giá theo chuẩn quốc tế.

2. Chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất

Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở tham khảo các chương trình đào tạo về máy móc công nghiệp và tự động hóa của các trường đại học hàng đầu ở Việt Nam và các trường nổi tiếng trên thế giới như Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Canada ... Chương trình đào tạo luôn được cập nhật thường xuyên theo đặc thù phát triển của chuyên ngành.

Đội ngũ giảng viên giảng dạy cho chuyên ngành Máy và Tự động công nghiệp gồm có 02 phó giáo sư, 08 tiến sỹ, 09 thạc sỹ, 05 giảng viên đang nghiên cứu sinh ở Nhật bản, Hàn quốc, Nga ... Các giảng viên cơ hữu được đào tạo từ các trường đại học có uy tín trong nước và quốc tế, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và thực tế.

Hệ thống phòng thí nghiệm của chuyên ngành Máy và Tự động công nghiệp: Các phòng thực hành điều khiển điện - thủy lực, điện - khí nén, phòng mô phỏng và thiết kế hệ thống điều khiển, các phòng thực hành và thí nghiệm về các máy và thiết bị trong lĩnh vực công nghiệp. Các công ty, doanh nghiệp đối tác luôn tạo điều kiện để sinh viên được thực tập, tham gia triển khai các ứng dụng thực tế.

3. Cơ hội việc làm, khả năng thăng tiến trong công việc

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các công việc: Thiết kế cơ khí, tự động hóa công nghiệp; Thiết kế quy trình công nghệ cơ khí, tự động hóa; Tổ chức sản xuất và quản lý, điều hành, giám sát các máy móc, thiết bị và quá trình công nghệ; Thiết lập và xây dựng dự án kỹ thuật cơ khí, tự động hóa; Kiểm tra, đăng kiểm các máy móc, thiết bị, các dây chuyền sản xuất; Tư vấn kỹ thuật, thẩm định các dự án và thiết kế ngành cơ khí và tự động hóa; Quản lý và khai thác các hệ thống, thiết bị công nghiệp và các lĩnh vực cơ khí liên quan; Quản lý doanh nghiệp, nhà máy và xí nghiệp cơ khí và tự động hóa; Chuyển giao công nghệ, huấn luyện đào tạo nhân viên và công nhân kỹ thuật; Làm việc tại các viện nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp.

4. Bằng cấp

Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo, đảm bảo các chuẩn đầu ra và các điều kiện cấp bằng đại học khác theo quy định được cấp bằng Cử nhân ngành Kỹ thuật cơ khí, chuyên ngành Máy và tự động công nghiệp (thuộc hệ thống văn bằng quốc gia).

5. Mô tả Chương trình đào tạo và website liên quan

- Chi tiết mô tả chương trình đào tạo xem trong file đính kèm

- Thí sinh có thể tham khảo thông tin trên Website: http://vimaru.edu.vn

trang tuyển sinh http://tuyensinh.vimaru.edu.vn hoặc về Khoa Máy tàu biển tại Website: http://mtb.vimaru.edu.vn./bai-viet/chuyen-nganh-may-va-tu-dong-cong-nghiep

6. Một số hoạt động học tập và giảng dạy

 

 

Tin liên quan