Kinh tế Hàng hải

1. Tên chuyên ngành: Chương trình tiên tiến ngành “Kinh tế hàng hải và Toàn cầu hóa”2. Giới thiệu chuyên ngành:“Chương trình tiên tiến” là dự án của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo chuẩn quốc tế tại các trường Đại học có uy tín tại Việt Nam.Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã liên kết với đối tác là Học viện Hàng hải California, Hoa kỳ để mở 2 ngành đào tạo:

  • Kinh tế hàng hải (Maritime Affairs).
  • Kinh doanh quốc tế và Logistics (International Business and Logistics).

3. Tại sao chọn chuyên ngành này?Ưu điểm nổi bật:

  • Được xây dựng từ chương trình chuẩn quốc tế của trường đối tác – Học viện Hàng hải California, Hoa Kỳ. Trường là một trong số bảy học viện hàng hải được công nhận trên toàn nước Mỹ
  • Giảng dạy hoàn toàng bằng tiếng Anh.
  • Đội ngũ cố vấn học tập hỗ trợ trong quá trình học
  • Cuộc sống sinh viên năng động với nhiều hoạt động trong và ngoài lớp học
  • Mức học phí phù hợp

Môn học và giáo trình giảng dạy:

  • Thông tin chi tiết về môn học luôn được cung cấp đầy đủ cho sinh viên khi bắt đầu môn học.
  • Môn học được xây dựng với tính ứng dụng cao, chú trọng vào kỹ năng thực hành với các bài tập thảo luận, bài tập lớn (dạng đề án) để sinh viên có cơ hội trao đổi kiến thức và ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn.
  • Phát huy khả năng tự học và học theo nhóm.
  • Nâng cao khả năng tiếng Anh chuyên ngành.

Đội ngũ giảng viên:

  • Đội ngũ giảng viên trong nước và nước ngoài có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu các chính sách, hoạch định chiến lược trong ngành hàng hải.
  • Đội ngũ giảng viên cơ hữu giàu kinh nghiệm giảng dạy và thực tế.
  • Áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến lấy sinh viên làm trung tâm.

Mối quan hệ với doanh nghiệp:

  • Hỗ trợ sinh viên tham gia các đợt thực tập chính tại doanh nghiệp (thực tập cơ sở ngành, thực tập chuyên ngành và thực tập tốt nghiệp).
  • Tạo điều kiện để sinh viên tham gia các chương trình tập sự tại doanh nghiệp.
  • Nâng cao khả năng tìm việc làm thích hợp của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Khả năng thăng tiến trong công việc:

  • Sinh viên có đủ kiến thức và kỹ năng để đi làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Mức lương hấp dẫn và khả năng thăng tiến trong công việc cao.
  • Cơ hội tham dự và nhận học bổng từ các chương trình học tập, giao lưu quốc tế.

4. Cơ hội việc làmSinh viên khi tốt nghiệp được chuẩn bị cho các vị trí lập kế hoạch và hoạch định chính sách trong các lĩnh vực thương mại và kinh tế hàng hải, an ninh hàng hải và luật hàng hải, có thể làm việc trong các lĩnh vực sau đây:

  • Các tổ chức Chính phủ, Phòng thương mại công nghiệp quốc gia hoặc địa phương, Bộ Giao thông vận tải, Cục hàng hải, Bộ Công thương, các Vụ kế hoạch, Vụ nghiên cứu chiến lược, Vụ chính sách pháp luật tại các Bộ có liên quan, các Viện nghiên cứu, các tổ chức hoạch định chính sách;
  • Các tổ chức liên quan đến an ninh hàng hải, chính sách biên giới biển và hải đảo như Hải quân, Công an biên phòng, các phòng ban chức năng liên quan thuộc Bộ Giao thông vận tải;
  • Các cơ quan bảo đảm an toàn hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, an ninh hàng hải, cảng vụ tại các cảng;
  • Các tổ chức hàng hải quốc tế như Tổ chức hàng hải quốc tế IMO, Cục hàng hải quốc tế IMB;
  • Các tổ chức nghiên cứu luật hàng hải quốc tế và các công ty Luật hàng hải;
  • Các doanh nghiệp vận tải, bảo hiểm hàng hải có bộ phận nghiên cứu kế hoạch, lập chiến lược.

5. Tôi có phù hợp?

  • “Kinh tế Hàng hải và Toàn cầu hóa” phù hợp với các ứng viên có đam mê nghiên cứu khám phá lĩnh vực thương mại và kinh tế hàng hải, an ninh hàng hải, môi trường và luật hàng hải. Để học ngành này bạn phải có khả năng quản lý, hoạch định, kỹ năng tư duy nhạy bén, sự chủ động và khả năng làm việc nhóm.
  • Đăng ký và xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi THPT quốc gia và điểm kiểm tra tiếng Anh đầu vào. Các thí sinh có điểm thi của tổ hợp 3 môn lớn hơn hoặc bằng điểm trúng tuyển theo Nhóm ngành của trường Đại học Hảng hải Việt Nam.
  • Để đăng ký chuyên ngành “Kinh tế Hàng hải và Toàn cầu hóa”, ứng viên sau khi hoàn thành năm thứ nhất của chương trình tiên tiến cần có điểm IELTS tối thiểu 4.5

6. Học phí & hỗ trợ tài chính

  • Học phí năm thứ nhất: 2.000.000đ/tháng (1 năm học = 10 tháng).
  • Các năm học tiếp theo, học phí tăng theo lộ trình quy định chung, tăng không quá 15%.
  • Trong quá trình học, sinh viên được tiếp cận với nhiều chương trình học bổng từ các quỹ học bổng từ Viện, Nhà trường và các doanh nghiệp. Các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thể được miễn giảm học phí theo quy định, và có thể xin vay vốn.

7. Mục tiêu đào tạoNhững sinh viên học chuyên ngành “Kinh tế hàng hải và Toàn cầu hóa” được trang bị các kiến thức sau:

  • Nền tảng lý thuyết về các ngành khoa học xã hội, được ứng dụng phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của ngành công nghiệp vận tải nói chung và vận tải biển nói riêng.
  • Những kiến thức phù hợp để làm việc tại các cơ quan Chính phủ và địa phương, các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp hàng hải; có nền tảng vững chắc về các lý thuyết kinh tế và chính trị toàn cầu; các lý thuyết về quá trình đưa ra chính sách; các hiểu biết về lịch sử hàng hải toàn cầu và tầm quan trọng của năng lực ngành hàng hải tới sức mạnh của một quốc gia; nhận thức được những vấn đề hàng hải toàn cầu hiện tại như an ninh, thương mại và môi trường.
  • Những kiến thức lý thuyết cần thiết để có thể hiểu được các vấn đề về chính sách hàng hải trong thế giới toàn cầu hóa ngày càng cao; hiểu biết về các chính sách kinh doanh thương mại hàng hải, đặc biệt có khả năng phê bình, khả năng nghiên cứu về lượng hoặc phi lượng hóa, các kỹ năng lãnh đạo và những nhận thức về văn hóa.

8. Nội dung chương trình

  • An ninh hàng hải quốc tế: Tập trung vào các vấn đề hàng hải xuất phát từ khía cạnh an ninh hàng hải như các mối đe dọa khác nhàu đối với những vùng ven biển hoặc khu vực cận duyên hải, hoặc những nguy cơ đối với mạng lưới đường biển quốc tế. Các chủ đề nghiên cứu bao gồm an ninh hàng hải, cướp biển và khủng bố hàng hải, nhập cư trái phép, vô ý xâm nhập vùng biển, sự thay đổi các chính sách về hải quân của các nước trên thế giới…
  • Chính sách môi trường hàng hải quốc tế: Tập trung vào các vấn đề môi trường hàng hải liên quan đến vận tải toàn cầu. Nội dung này không chỉ hạn chế cở các chính sách về vận tải và kinh doanh mà còn mở rộng đối với các chính sách hàng hải nói chung. Ví dụ như các chính sách quản lý đánh bắt thủy hải sản và đánh bắt cá voi, các tiêu chuẩn về môi trường của ngành đóng tàu.
  • Luật Hàng hải và các Tổ chức hàng hải: Lĩnh vực này tập trung vào luật và các tổ chức hàng hải quốc tế, ví dụ Công ước UN về luật biển (UNCLOS III), Tổ chức hàng hải quốc tế IMO, Cục hàng hải quốc tế IMB.
  • Kinh doanh và các chính sách hàng hải quốc tế: Tập trung nghiên cứu các vấn đề hàngh ải trên bình diện nền kinh tế chính trị quốc tế. Vì toàn cầu hóa kinh tế là một trong những sự kiện quan trọng nhất của những năm đầu thế kỷ 21 và toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho doanh thương và quan hệ kinh tế các nước tốt hơn, nên lĩnh vực này tập trung nghiên cứu sự thay đổi của các hình thức buôn bán và vận tải quốc tế do ảnh hưởng của toàn cầu hóa trong ngành công nghiệp vận chuyển đường biển và những ảnh hưởng về kinh tế, chính trị toàn cầu đối với các vấn đề trên.

9. Bằng cấpBằng Cử nhân chương trình tiên tiến ngành Kinh tế Hàng hải và Toàn cầu hóa thuộc hệ thống văn bằng quốc gia do trường Đại học Hàng Hải Việt Nam cấp.Nếu sinh viên theo học các chương trình chuyển tiếp, có thể nhận được bằng do các trường đối tác cùng cấp, có giá trị quốc tế.

Tin liên quan