Điều khiển tàu biển

1. Tên chuyên ngành đào tạo: Điều khiển tàu biển (Trình độ Cao đẳng)

2. Giới thiệu chuyên ngành đào tạo

Với mục tiêu đào tạo những người thủ thủy có tay nghề giỏi đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Chương trình đào tạo chuyên ngành Điều khiển tàu biển trang bị cho học sinh - sinh viên những kiến thức cơ bản và kỹ năng chuyên sâu cần thiết về lĩnh vực hàng hải để giúp sinh viên có đủ năng lực và sự tự tin khi làm việc trên các tàu biển. Đồng thời, thực hiện sứ mệnh mang văn hóa của Việt Nam đến các nước trên thế giới. Công việc trên tàu biển hay xuất khẩu thuyền viên sẽ là cơ hội để giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho gia đình thuyền viên và tăng nguồn thu cho ngành Vận tải biển, góp phần tăng trưởng GDP cho đất nước.

3. Tại sao chọn học ngành này?

Chương trình đào tạo ngành Điều khiển tàu biển đã khẳng định chất lượng của mình thông qua các điểm nổi trội dưới đây:

Chương trình đào tạo được xây dựng từ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực hàng hải, các thuyền trưởng dày dạn kinh nghiệm và được cập nhật hàng năm theo các yêu cầu, đòi hỏi thực tế của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Môn học và giáo trình giảng dạy:

  • Thông tin chi tiết về môn học luôn được cung cấp đầy đủ cho sinh viên khi bắt đầu môn học.
  • Môn học dựa theo chức danh, nhiệm vụ của các thuyền viên, tính năng kỹ thuật của các trên thiết bị hàng hải trên các loại tàu biển khác nhau.
  • Chú trọng kỹ năng thực hành (giờ thực hành chiếm 70%) để sinh viên ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn nhanh hơn.
  • Phát huy khả năng tự học và học theo nhóm.
  • Nâng cao khả năng tiếng Anh chuyên ngành.

Đội ngũ giảng viên:

  • Đội ngũ giảng viên tốt nghiệp từ các Trường Hàng hải có uy tín trong nước và quốc tế; là các thuyền trưởng và sỹ quan có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế trên tàu biển.
  • Phương pháp dạy học hướng đến sinh viên (sinh viên làm trung tâm).

Liên hệ với thực tế:

  • Tổ chức cho sinh viên tham gia thực tập trên tàu thực tập Sao Biển của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
  • Tạo điều kiện để sinh viên học tập, nghiên cứu trong các phòng thực hành hiện đại của nhà Trường như: phòng Mô phỏng buồng lái; Mô phỏng GMDSS; các phòng thực hành chuyên môn khác...
  • Nâng cao khả năng tìm việc làm thích hợp của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Khả năng thăng tiến trong công việc:

  • Sinh viên có khả năng nhận được việc làm trong quá trình học.
  • Sinh viên có thể đi làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Khả năng gia tăng thu nhập và lương.
  • Cơ hội tham dự và nhận học bổng từ các chương trình học tập, giao lưu quốc tế.

4. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận công việc trên tàu biển theo các chức danh từ thấp đến cao (thủy thủ, thực tập sỹ quan, sỹ quan vận hành, sỹ quan quản lý, thuyền trưởng) hoặc làm nhân viên trong các công ty vận tải biển, trung tâm thuyền viên, cảng vụ, hoa tiêu, đại lý tàu biển, công ty giám định, bảo hiểm và các doanh nghiệp khác liên quan đến lĩnh vực hàng hải.

5. Tôi có phù hợp ?

Để học ngành Điều khiển tàu biển bên cạnh khả năng thích ứng, lòng đam mê và sự chăm chỉ, cần cù, người học cần phải có kỹ năng quản lý, giao tiếp, sự chủ động, quyết đoán và khả năng làm việc nhóm.

Để đăng ký ngành này, thí sinh chỉ cần nộp hồ sơ xét tuyển theo Quy chế Tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Trường Cao đẳng nghề VMU - Đại học Hàng hải Việt Nam.

6. Học phí & hỗ trợ tài chính

Được giảm 70% học phí theo quy định của Nhà nước về hỗ trợ người đi học nghề nặng nhọc độc hại, nguy hiểm. Được xét cấp học bổng khuyến khích học tập theo quy định của Nhà trường.

 

7. Mục tiêu đào tạo

  • Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về quản lý, khai thác và điều khiển con tàu một cách an toàn, hiệu quả. Với kiến thức được học, sinh viên còn có thể làm việc cho các công ty vận tải biển, trung tâm quản lý thuyền viên, đại lý tàu biển, hoa tiêu, giám định...
  • Sinh viên có khả năng áp dụng các lý thuyết chuyên ngành vào thực tiễn, phân tích và xử lý thông tin về khí tượng thủy văn, thiên văn và địa văn hàng hải phục vụ cho công tác dẫn tàu an toàn.
  • Sinh viên được trang bị những kiến thức chung về pháp luật hàng hải để khai thác tàu an toàn. Biết cách lựa chọn các phương án phù hợp để điều động tàu trong điều kiện đặc biệt và lựa chọn các biện pháp ứng phó phù hợp khi gặp tình hướng nguy cấp xảy ra.
  • Sinh viên có kiến thức và kỹ năng xã hội phù hợp, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm, có khả năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành trong thông tin liên lạc và trong công việc.

8. Nội dung chương trình

  • Kiến thức chuyên môn: 

Thủy nghiệp, Thông hiệu hàng hải, An toàn lao động hàng hải, Bảo vệ môi trưởng biền, Thiết bị boong, Bảo quản vỏ tàu, La bàn từ, Địa văn hàng hải, Thiên văn hàng hải, Khí tượng hải dương, Máy vô tuyến điện hàng hải, Luật hàng hải, Colreg 72, Trực ca, Điều động tàu, Ổn định tàu, Hàng hóa vận tải biến, Công ước quốc tế, Bảo hiểm hàng hải, Khai thác thương vụ, Khai thác máy tàu biển, Sửa chữa thiết bị điện TB, Thông tin liên lạc hàng hải, Hoại toại VHF, Quản lý nhân lực buồng lái, Tin học hàng hải, Nghiệp vụ sĩ quan vận hành, Nghiệp vụ sĩ quan quản lý, Hàn cơ bản.

Thực tập thủy thủ, thực tập sỹ quan, thực tập tốt nghiệp.

  • Kiến thức cơ sở:

Toán ứng dụng hàng hải, Cơ sở vô tuyến điện, Điện tàu thủy, Vẽ kỹ thuật, Máy tàu thủy, Lý thuyết tàu, Toán cao cấp, Vật lý.

  • Ngoại ngữ:

Tiếng Anh cơ sở, tiếng Anh chuyên ngành

  • Tin học:

Tin học văn phòng, MS Word, MS Excel…

  • Kiến thức và kỹ năng khác:

GD quốc phòng, GD thể chất, Pháp luật, Chính trị

9. Bằng cấp

Bằng Cao đẳng chính quy, Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề hệ chính quy (thuộc hệ thống văn bằng quốc gia)

10. Thông tin tham khảo

Để biết thêm thông tin và được tư vấn trực tiếp lien hệ qua số điện thoại 0313.534.069 hoặc www.vimaru-vmc.edu.vn.

 

Tin liên quan