Điều khiển tàu biển

NGÀNH KHOA HỌC HÀNG HẢI

CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN

MÃ CHUYÊN NGÀNH: D101

Tổ hợp xét tuyển:

A00 - Toán, Lý, Hóa    A01 - Toán, Lý, Anh    D01 - Toán, Văn, Anh    C01 - Toán, Văn, Lý

Các phương thức xét tuyển:

PT1 - Xét tuyển kết quả thi THPT; PT2 - Xét tuyển kết hợp; PT3 - Xét tuyển học bạ;

PT4 - Xét tuyển theo điểm thi ĐGNL hoặc ĐGTD; PT6 - Xét tuyển thẳng theo quy định Bộ GDĐT

1. Mục tiêu đào tạo

Chuyên ngành Điều khiển tàu biển thuộc Ngành Kỹ thuật hàng hải, đào tạo về tàu biển và các hệ thống liên quan, đào tạo chuyên sâu về các quy trình khai thác tàu biển. Chương trình đào tạo Chuyên ngành Điều khiển tàu biển cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ sở ngành Kỹ thuật hàng hải, bao gồm hệ thống trang thiết bị trên tàu biển, kết cấu tàu biển và kiến thức Chuyên ngành Điều khiển tàu biển, bao gồm kỹ thuật dẫn tàu, xếp dỡ và vận chuyển hàng hoá, kiểm soát hoạt động tàu, các kỹ năng và thái độ cần thiết để hình thành ý tưởng, xây dựng, triển khai, vận hành và đánh giá các quy trình khai thác tàu biển. Chương trình đào tạo cũng chuẩn bị cho sinh viên làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến khai thác tàu biển yêu cầu kiến thức nâng cao về các quy trình khai thác tàu biển và nghiên cứu sau đại học. 

2. Chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất

Chương trình đào tạo được xây dựng theo tiêu chuẩn của Tổ chức hàng hải quốc tế IMO và liên tục cập nhật theo sự phát triển của ngành hàng hải thế giới. Bằng cấp chuyên môn được công nhận quốc tế, đủ khả năng làm việc và trở thành Thuyền trưởng làm việc trên các loại tàu hiện đại.

Đội ngũ giảng viên có học vị thạc sĩ, tiến sĩ, học hàm phó giáo sư; đồng thời là các sĩ quan, thuyền trưởng giàu kinh nghiệm; đã và đang làm việc trên các đội tàu lớn trên khắp thế giới.

Hệ thống phòng thực hành, mô phỏng hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn đào tạo hàng hải quốc tế. Sinh viên được thực tập trên các tàu huấn luyện của nhà trường và các tàu đang khai thác của các công ty Vận tải biển trong nước và quốc tế.

3. Cơ hội việc làm, khả năng thăng tiến trong công việc

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các cơ quan và doanh nghiệp: Công ty vận tải biển trong nước và quốc tế; Hoa tiêu hàng hải; Bảo đảm an toàn hàng hải; Bảo hiểm hàng hải; Cục hàng hải; Cảng vụ hàng hải; Dịch vụ dầu khí; Giám định hàng hải; Trung tâm Phối hợp tìm kiếm và cứu nạn hàng hải; Trung tâm thuyền viên; và nhiều lĩnh vực khoa học hàng hải khác.

Sinh viên có nhiều cơ hội nhận học bổng cao, được đào tạo chuyên môn và tiếp nhận làm việc từ các công ty vận tải biển lớn như Mitsui, OS K-Line, NYK, NSU, Na Uy, Nisho Odyssey, Vosco, Vina Line, …trong quá trình học tập và tiếp nhận ngay sau khi tốt nghiệp.

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng thuyền viên đang rất cao, sinh viên sẽ có cơ hội làm việc ngay sau khi tốt nghiệp với mức lương tốt hơn nhiều so với mặt bằng chung. Môi trường làm việc quốc tế rộng mở và luôn có cơ hội thăng tiến về vị trí chuyên môn cùng với sự gia tăng thu nhập.

Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, các cơ sở đào tạo về hàng hải, giao thông đường thủy. Luôn luôn có cơ hội được học tập nâng cao chuyên môn, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước, phấn đấu trở thành chuyên gia về lĩnh vực khoa học hàng hải.

4. Bằng cấp

Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo, đảm bảo các chuẩn đầu ra và các điều kiện cấp bằng đại học khác theo quy định được cấp bằng Cử nhân ngành Khoa học hàng hải, chuyên ngành Điều khiển tàu biển (thuộc hệ thống văn bằng quốc gia).

5. Mô tả chương trình đào tạo và website liên quan

- Chi tiết mô tả chương trình đào tạo xem trong file đính kèm

- Thí sinh có thể tham khảo thông tin trên Website: http://vimaru.edu.vn

trang tuyển sinh http://tuyensinh.vimaru.edu.vn

hoặc Khoa Hàng hải tại website: http://nav.vimaru.edu.vn

6. Một số hoạt động học tập và giảng dạy

 

 

 

 

 

 

 

Tin liên quan